Trong mắt người hâm mộ, Katie Holmes là một nữ diễn viên xinh đẹp và tài năng, nhưng đời thực của cô hấp dẫn hơn cả phim ảnh.
Cuộc hôn nhân chóng vánh với Tom Cruise là một phần lý do khiến Katie lựa chọn cuộc sống kín đáo như hiện tại. Người ta cho rằng, điều tốt đẹp nhất mà cô có được từ cuộc hôn nhân này chính là cô con gái Suri.
Dưới đây là một số quy tắc nuôi dạy con cái mà nữ diễn viên muốn chia sẻ với các bậc cha mẹ.
Giữ con tránh xa ánh đèn sân khấu
Vì Katie quá nổi tiếng nên thật khó để giữ cho bản thân cô và Suri có được sự bình yên và thảnh thơi mỗi khi bước ra phố.
Dẫu vậy, cô thực sự đã rất cố gắng để giữ đứa con bé bỏng của mình tránh xa tầm mắt công chúng. Cô thậm chí còn hiếm khi đăng ảnh con gái lên mạng.
Nữ diễn viên cho rằng Instagram không khác gì một cuốn tạp chí nên có lẽ vì vậy mà cô không đăng nhiều thông tin chi tiết về đời tư của mình.
Katie dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về những gì mình đăng lên mạng, cô luôn cẩn thận với mỗi bài đăng của mình.
Không giữ con kè kè bên mình
Katie cũng nghiêm khắc như nhiều bà mẹ khác, nhưng đôi khi cô cho phép con gái rời khỏi nhà mà không có mình. Đây là điều khiến nhiều người ngạc nhiên.
Một điều thú vị khác là Suri còn có một tài xế riêng. Tài xế của Suri sẽ đưa cô bé đến bất cứ nơi nào cô bé muốn, ngay cả khi mẹ không đi cùng. Tuy nhiên, để được đi bất cứ đâu mà không có mẹ, Suri phải mang theo vệ sĩ, đó là quy định bất di bất dịch mà cô bé phải tuân theo.
Để con thoải mái theo đuổi đam mê
Thi thoảng người ta bắt gặp Suri và mẹ tham gia các lớp học khiêu vũ. Katie khẳng định rằng con gái mình thực sự thích tập múa ba lê.
Các nữ diễn viên khác như Jennifer Garner, Isla Fisher và Angelina Jolie cũng đưa con đến lớp học khiêu vũ. Họ cho rằng các bài học khiêu vũ là cách tuyệt vời để trẻ hòa nhập xã hội trong khi học các kỹ năng mới.
Suri không được phép chụp ảnh bìa tạp chí
Katie muốn con gái mình tránh xa ánh đèn sân khấu càng nhiều càng tốt, điều đó đồng nghĩa với việc cô không muốn Suri xuất hiện trên trang bìa của bất kỳ tạp chí nào.
Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ cũng hiểu điều đó, bởi ai cũng mong con mình có một tuổi thơ bình thường.
Trong vấn đề nuôi dạy con, Katie không khác mấy so với những bà mẹ khác. Trước đây, cô đã nói rất rõ ràng rằng cô muốn nuôi dạy con mà không có bất cứ ảnh hưởng nào đến từ Hollywood. Cô muốn đảm bảo Suri được nuôi dạy một cách bình thường nhất có thể.
Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ
Suri có điện thoại di động riêng nhưng Katie có một số quy định khá nghiêm ngặt về thời điểm cô bé có thể sử dụng nó, giống như nhiều bậc cha mẹ khác.
Vì Katie quyết tâm làm mọi thứ có thể để đảm bảo con gái có một tuổi thơ vui vẻ và thú vị nên cô hạn chế lượng thời gian Suri sử dụng điện thoại. Thay vào đó, Suri có thể dành đủ thời gian tận hưởng những thú vui khác trong cuộc sống. Cụ thể, Katie chỉ cho phép con gái sử dụng điện thoại vào cuối tuần.
Không muốn con nối nghiệp mẹ
Katie không muốn Suri trở thành ngôi sao điện ảnh, nhưng cô cũng không chắc con gái mình có đam mê nghề diễn hay không.
Trong một lần ghé thăm nơi mẹ làm việc, Suri đã tận mắt chứng kiến công việc của mẹ và cô bé tỏ ra thích thú với điều đó. Có một số tin đồn cho rằng Suri quyết định muốn trở thành một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng giống như bố mẹ.
Cô bé bị mê hoặc bởi những bộ trang phục và một số thứ khác mà cô bé nhìn thấy khi xem mẹ làm việc. Katie cũng từng đăng ký cho Suri tham gia một lớp học diễn xuất.
Khuyến khích con hoạt động từ thiện
Về cơ bản, Suri có thể có mọi thứ cô bé muốn, nhưng điều đó không có nghĩa là cô bé không thích chia sẻ với người khác. Katie rất quan tâm đến tổ chức từ thiện có tên Glad to Give, và những cách làm từ thiện của cô đang ảnh hưởng tích cực đến con gái.
Suri hiện tại là một thiếu nữ vô cùng nhạy cảm và tốt bụng. Thay vì vứt đồ chơi cũ đi, cô bé thích tặng chúng cho trẻ em nghèo. Suri và mẹ thường xuyên quyên góp đồ đạc của mình. Bản tính hào phóng của mẹ đang tác động mạnh đến Suri, theo babygaga.com
Theo GD&TĐ
Cũng theo Nhã Nam, tên tập di cảo này được lấy từ đoạn thơ trong truyện Chảy đi sông ơicủa chính nhà văn. Sách được chia làm 3 phần:
Phần 1: Những bài thơ chưa công bố của tác giả; các truyện ngắn, tiểu luận, tạp văn, kịch bản phim truyện.
Phần 2: Ký họa trên gốm, gồm có các ký họa chân dung người thân, bạn bè, văn nghệ sĩ và tự họa; các ký họa về tác giả, tác phẩm và sự kiện văn chương.
Phần 3: Tư liệu ảnh về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, bao gồm một số ảnh chụp qua các mốc cuộc đời của ông, ảnh chụp bản thảo và bài đăng trên báo được gia đình, bạn bè lưu giữ.
Những tác phẩm bộc bạch chân tình
Người đọc thường biết tới Nguyễn Huy Thiệp qua các tác phẩm văn xuôi vang danh như Tướng về hưu, Không có vua, Tuổi 20 yêu dấu, Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần... Tuy chưa bao giờ ra mắt tập thơ nào, nhưng ông sáng tác thơ từ khi còn trẻ.
Tập thơ đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách có tựa đề Những vần thơ chua xót được ông hoàn thành lúc 27 tuổi. Dù viết theo kiểu ghi nhật ký, thỏa mãn cảm xúc và suy tư của một giáo viên tỉnh lẻ, nhưng độc giả vẫn thấy được chất giọng, cái nhìn khá riêng của Nguyễn Huy Thiệp.
Đầu năm 2020, sau khi lâm bệnh nặng, người ta vẫn thấy Nguyễn Huy Thiệp cố gắng cầm bút viết để giãi bày cảm xúc, tâm trạng và giữ cho đầu óc tỉnh táo. Và tập thơ thứ hai được lựa chọn từ những vần thơ cuối đời của ông.
Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu tới độc giả ba tập truyện ngắn chưa được ông đưa vào bất kỳ tác phẩm nào. Hai trong số đó là tác phẩm đầu tiên đăng báo vào năm 1986 là Cô My vàVết trượt. Truyện thứ ba Những bài hát được đăng trên Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 24, ngày 18/6/1989. Đây là thời điểm Nguyễn Huy Thiệp đang “cập thời vũ”, trở thành hiện tượng nổi bật nhất trên văn đàn.
Không thể phủ nhận Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn lớn có sức ảnh hưởng nhất của văn đàn Việt Nam hiện đại. Song bên cạnh thành tựu đáng tự hào, nhà văn cũng trải qua nhiều thăng trầm và câu chuyện dở khóc dở cười.
Trong tập di cảo có chọn lọc một số tiểu luận thể hiện sự trăn trở của nhà văn về sáng tác, vai trò của văn chương với luận điểm gai góc. Những bài viết này đều đã gửi nhưng không được báo đăng.
Cụ thể, trong tiểu luận Văn học là cuộc sống, Nguyễn Huy Thiệp viết: "Khi một số truyện ngắn của tôi in ra, tôi đã gặp vô số chuyện rắc rối đau lòng. Đôi ba người thân của tôi nằng nặc cho rằng truyện Tướng về hưuviết bôi xấu họ. Tôi đã bị dọa đánh và cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thoát nguy cơ bị đánh: những người tự xưng là nhân vật trong truyện ấy vẫn thỉnh thoảng lượn lờ ở ngõ nhà tôi chửi rủa…”.
Anh hùng còn chicũng giới thiệu hai kịch bản phim do chính ông viết là Tướng về hưu(đã hoàn thành và được đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi sử dụng làm bộ phim cùng tên năm 1988) và Không còn vua(viết xong năm 2002).
Các bức ký họa đặc biệt trên gốm
Thời điểm được công chúng trao danh hiệu nhà văn, Nguyễn Huy Thiệp thừa hiểu nó “vừa hữu ích lại vừa phù phiếm”. Theo Tiến sĩ Văn học Mai Anh Tuấn, người biên tập cuốn sách, trong khi văn đàn vẫn mơ mộng, đòi hỏi tác phẩm đỉnh cao thì người ta lại thấy Nguyễn Huy Thiệp viết kịch bản phim và tiểu thuyết “ba xu”. Lúc công chúng tưởng như nhà văn đã cạn sức viết, ông vẫn ngồi ký họa gốm hàng ngày.
Thời trẻ, Nguyễn Huy Thiệp yêu thích và từng học vẽ, minh họa báo nhưng ông chỉ thực sự vẽ nhiều trên gốm theo hình thức ký họa.
Ở phần hai cuốn sách, chúng ta thấy rằng, bên cạnh những văn nhân, bạn hữu thân sơ mà ông vẽ tặng, Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra yêu thích ký họa những cá tính văn chương lớn như Victor Hugo, Balzac, Hemingway, Puskin, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Hoàng Ngọc Hiến, Tô Hoài, Lê Lựu…
Ngoài ra, ông cũng vẽ lại bìa, nhân vật trong tác phẩm của mình nhân các dịp đặc biệt.
Hồi ức được tái hiện qua những bức ảnh
Phần ba tập di cảo tổng hợp một số tư liệu ảnh của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua các chặng đường đời, những sự kiện và bạn hữu văn chương mà ông có dịp gặp gỡ.
Người đọc sẽ được thấy hình ảnh Nguyễn Huy Thiệp thủa mới dạy học ở Sơn La, sang tới giai đoạn gây náo động văn đàn, cho đến chuyến về thăm những nơi ông từng dạy…
Ở phần cuối, ngoài bản thảo viết tay, đánh máy các sáng tác của nhà văn cùng một số bút tích… ta bắt gặp những nét bút “hí hoáy” của Nguyễn Huy Thiệp giữa tháng ngày lâm bệnh như lời khẳng định rằng không ngôn từ nào ngoài chữ nghĩa của ông biểu đạt chính xác về nghiệp viết và cuộc đời mình đến thế.
Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpNguyễn Huy Thiệp (1950-2021) là một trong những nhà văn nổi bật nhất của văn đàn Việt Nam hiện đại. Ông viết truyện ngắn, kịch, tiểu luận, thơ… Các truyện ngắn của ông đã được tái bản rất nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước, giúp nhà văn nhận được những giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Phê bình, tiểu luận choGiăng lưới bắt chim của Hội Nhà văn Hà Nội (2006), Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp (2007), Giải Premio Nonino, Italia (2008), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2022).
" alt=""/>Một đời văn Nguyễn Huy Thiệp qua tập di cảo ‘Anh hùng còn chi’Sau 5 tháng dịch bệnh, tài khoản tiết kiệm của Huyền Trang (30 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) gần như trở về con số 0.
Chỉ tính riêng năm nay, nữ nhân viên văn phòng đã 3 lần đổi chỗ làm, tình hình dịch bệnh phức tạp, các công ty phải cắt giảm nhân sự hoặc có chính sách đãi ngộ không phù hợp.
“Thú thực, giờ tôi không còn khoản tiết kiệm nào, phải cố đi làm để tích cóp từ đầu. Tôi vừa mới qua giai đoạn thử việc ở một công ty mới, nhưng có lẽ năm nay chưa được nhận thưởng Tết. Đi làm ròng rã, đến cuối năm, tôi vẫn không để ra được khoản tiền nào”, Trang thở dài, chia sẻ.
Gặp khó do dịch bệnh
Theo Trang, đợt dịch bệnh Covid-19 đầy khó khăn vừa qua tại Hà Nội chính lý do khiến cô không thể tích lũy như mọi năm.
![]() |
Trang nhiều lần chuyển việc, thu nhập bất ổn do dịch bệnh. |
Với khoản tiền lương hàng tháng hiện tại, Trang phải tính toán chi ly, chỉ tiêu pha cho những việc thực sự cần thiết.
Ngay cả việc sửa chữa điện thoại, cô cũng mất cả tháng để suy tính, chưa tính đến những món đồ cá nhân.
Trang cho biết cô vốn có một khoản tiết kiệm “tạm đủ giắt lưng” sau 7 năm đi làm. Tuy nhiên, sau khi kết hôn và chịu ảnh hưởng bởi dịch, khoản tiền này nhanh chóng cạn kiệt.
“2 năm dịch bệnh, công việc bấp bênh, tôi chưa dám mua gì đắt đỏ cho bản thân vì muốn tiết kiệm tiền cho gia đình. Tôi cũng muốn đổi laptop để làm việc, mua túi xách… nhưng mọi thứ giờ khó khăn quá. Cuối năm, nhiều thứ phải sắm sửa nên tôi càng thêm trăn trở”, Trang nói.
Chi tiêu quá tay
Đi làm từ đầu năm nay, song Thanh Trúc (23 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn gặp trục trặc về tiền bạc dịp cuối năm.
Chia sẻ với Zing, Trúc cho biết cô may mắn hơn nhiều người khi công việc không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng bởi đợt dịch vừa qua.
“Tôi bắt đầu làm nhân viên truyền thông cho một công ty từ tháng 3 năm nay. Đợt dịch, tôi vẫn duy trì làm việc online, dù mức lương bị giảm 20%. Tuy nhiên, tôi thấy như vậy đã quá may mắn. Nhiều bạn bè của tôi còn bị mất việc, cắt giảm lương sâu vì dịch”, Trúc kể lại.
Dù vậy, tới cuối năm, Trúc vẫn không thể tiết kiệm, dành dụm được khoản nào.
Ban đầu, nữ nhân viên văn phòng dự định dành ra 50% lương hàng tháng để tiết kiệm, thu vén chi phí sinh hoạt trong 50% còn lại. Tuy nhiên, cô chỉ duy trì như vậy được khoảng 4 tháng, sau đó bắt đầu “tiêu lẹm” vào khoản tiết kiệm của mình.
“Khi dịch bệnh căng thẳng, tôi mua dự trữ đồ như thuốc men, thực phẩm, đồ dùng cá nhân nhiều hơn . Làm việc ở nhà, cứ rảnh rang tôi lại lên mạng mua đồ ăn và những món đồ linh tinh. Dần dần, khoản tiết kiệm vốn đã ít ỏi của tôi lại càng nhỏ hơn”.
![]() |
Nhiều người trẻ trong độ tuổi 20-30 cảm thấy căng thẳng, mất phương hướng sau 2 năm đại dịch. Ảnh: Thạch Thảo. |
Chỉ khi nhìn lại thống kê chi tiêu dịp cuối năm, Trúc mới bàng hoàng nhận ra mình đã chi tiêu hoang phí vào những việc không cần thiết. Hiện tại, cô đang khá lo lắng, cố gắng để không dốc cạn ví tiền.
“Nghĩ tới cái Tết sắp tới, tôi lại bị áp lực. Năm nay là năm đầu tôi đi làm, còn phải biếu bố mẹ, lì xì các em… Nếu không có tiền tích trữ từ giờ, có khi tôi còn chẳng mua sắm gì mới cho bản thân được”, Trúc bày tỏ.
Nguồn thu không đều đặn
Những ngày cuối năm, Cao Ngọc Thảo (22 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có chút buồn bã khi phải tính toán chi li, không dám mua sắm nhiều cho bản thân vì khoản tiết kiệm đã cạn kiệt.
![]() |
Ngọc Thảo khó để dành bởi nguồn thu nhập bấp bênh. |
5 tháng qua, Thảo vừa làm freelance, vừa thực tập toàn thời gian tại một công ty theo hình thức work from home.
Công việc không đều đặn, thường bị trì hoãn do dịch bệnh khiến nguồn thu bất ổn, cô rơi vào tình trạng khó có thể quản lý chi tiêu. Cuối năm, thu nhập tiếp tục giảm sâu khiến Thảo rất lo lắng.
“Suốt giai đoạn giãn cách xã hội, tôi làm việc tại nhà với tâm trạng căng thẳng, nảy sinh tâm lý muốn ‘chiều chuộng’ bản thân hơn nên hay chi tiêu thiếu tính toán. Tôi cũng chưa thể kiếm việc ổn định nên đành phải bám vào công việc freelance để trả tiền thuê nhà. Năm nay, tôi gần như không thể dành ra khoản tiết kiệm nào”, cô tâm sự.
Thảo cho biết để mua sắm quà Tết cho bố mẹ, chi trả sinh hoạt phí ở thủ đô, cô đành chấp nhận “thắt lưng buộc bụng”.
“Gần Tết, tôi nghĩ ai cũng có tâm lý muốn sắm sửa đồ mới, có nhiều thứ muốn mua. Nhưng năm nay không còn tiền tiết kiệm, tôi đành bỏ qua sở thích cá nhân để mua quà tặng gia đình”.
Đối phó ra sao?
Câu chuyện của Huyền Trang, Thanh Trúc hay Ngọc Thảo không phải vấn đề hiếm gặp đối với người lao động trẻ tuổi tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, càng có nhiều người trẻ gặp rủi ro trong công việc, không đủ điều kiện tài chính để xoay xở cuộc sống, tích trữ cho dịp cuối năm.
Theo ông Lâm Minh Chánh, chuyên gia tài chính, Giám đốc Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni, để tránh rơi vào tình trạng nêu trên, điều quan trọng hàng đầu là người trẻ cần có giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
“Theo tôi, mỗi cá nhân đều cần cần đảm bảo những nguyên tắc tài chính sau: kiếm tiền với công suất cao nhất; tiết kiệm trước khi sử dụng tiền, sử dụng tiền khôn ngoan; giữ được tiền, không để mất tiền; và đầu tư để tiền sinh ra tiền.
Làm được những điều này, chúng ta mới có thể có quỹ tài chính ổn định, là chỗ dựa giúp vượt qua những những rủi ro như dịch Covid-19 hoặc có tiền tiêu dùng vào những dịp quan trọng cuối năm”, ông Chánh trao đổi.
![]() |
Chuyên gia cho biết việc quản lý tài chính cá nhân là rất quan trọng nếu người trẻ muốn có khoản tiền tiết kiệm cuối năm. Ảnh: Nam Khánh. |
Về việc kiếm tiền, theo ông Chánh, người trẻ nên đặt mục tiêu kiềm tiền nhiều nhất có thể khi còn sức lao động và trí óc minh mẫn. Việc hài lòng với thu nhập hiện tại có thể kéo lùi khả năng bứt phá trong công việc của mỗi người.
“Tôi nghĩ các bạn trẻ có thể kiếm thêm công việc thứ hai để kiếm thêm tiền. Kiếm được nhiều tiền hơn tiêu dùng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quản lý tài chính cá nhân, gia đình”, ông nói.
Ngoài ra, ông Chánh cho biết có một yếu tố mà nhiều người trẻ còn hạn chế đó là việc sử dụng tiền một cách khôn khoan.
“Mỗi cá nhân nên chia thu nhập của mình thành các quỹ như quỹ thiết yếu, quỹ tiện nghi sinh hoạt, quỹ hưởng thụ, quỹ giáo dục, quỹ mua sắm, quỹ tài chính cá nhân…để quản lý chặt chẽ tiền tiêu dùng.
Đặc biệt, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu. Kinh nghiệm của rất nhiều người là trích ra một khoản để tiết kiệm ngay sau khi nhận lương”, ông chia sẻ.
Cuối cùng, theo ông Chánh, điều rất quan trọng là người trẻ cần biết bảo vệ đồng tiền của mình, có hiểu biết để né tránh rủi ro khi vay mượn có lãi suất, bị lừa đảo trong đầu tư.
“Nhiều bạn trẻ ngày nay tham gia đầu tư để tiền sinh ra tiền. Tuy nhiên, các bạn phải nắm chắc những nguyên tắc và rủi ro trong đầu tư, đồng thời phải hiểu rõ những công cụ mà mình đầu tư. Nếu bỏ tiền đầu tư mà không hiểu biết, nhiều người sẽ gặp thua lỗ, thậm chí trắng tay”, ông nói thêm.
Theo Zing
Nhân viên ngân hàng cảm thấy có điều gì đó bất thường nên kiểm tra thông tin người gửi thì phát hiện chủ nhân là một ông cụ 70 tuổi.
" alt=""/>Đi làm cả năm, cuối năm vẫn không tiết kiệm được đồng nào